PDA

View Full Version : Biệt thự ‘lụi’ của tướng CA: Tướng Thạch nên tự tháo dỡ


trangpri_3823
13-12-2014, 01:36 PM
Về việc Thiếu tướng Phan Như Thạch (nguyên Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam) xây biệt thự “lụi” trên đất trồng rừng đặc dụng Nam Hải Vân, ngày 11-12, ông Ông Văn Dũng, Chánh Văn phòng UBND quận Liên Chiểu, cho biết: Quận đã đình chỉ hết mọi hoạt động xây dựng trái phép của ông Phan Như Thạch và sáng 11-12 đã báo cáo xin ý kiến chỉ đạo xử lý của TP.

Sai trái của ông Thạch là rõ ràng

Theo ông Dũng, vấn đề xử lý phan mem uc browser (http://www.haivkl.mobi/2014/12/tai-uc-browser.html) này vượt thẩm quyền của quận vì nó nằm trong rừng đặc dụng. Lúc trước quận đình chỉ việc xây dựng biệt thự của tướng Thạch thì UBND TP có văn bản chỉ đạo Sở TN&MT, Sở Xây dựng phối hợp với quận nghiên cứu đề xuất chuyển đổi mục đích và cấp giấy phép xây dựng của ông Thạch nhưng Sở TN&MT chưa nghiên cứu nên vẫn phải chờ.
http://24h-img.24hstatic.com/upload/4-2014/images/2014-12-12/1418361696-nha-dat.jpgXung quanh biệt thự “lụi” của tướng Thạch là những nhà dân lụp xụp. Ảnh: LÊ PHI
Ông Dũng cho hay việc ông Thạch xây dựng không phép, quận đã có chỉ đạo phường và các ngành chức năng lập biên bản một, hai lần rồi. Nhưng: “Yêu cầu đình chỉ, chờ đợi xin ý kiến cấp trên thì ông lại tiếp tục xây. Cho nên sai trái của ông ung dung zing mp3 (http://www.haivkl.mobi/2014/12/tai-zing-mp3.html) Thạch thì rõ ràng rồi. Xây dựng trong vùng đất không được xây và không có phép của TP”.

Trả lời câu hỏi của PV về việc ai đứng tên mảnh đất xây biệt thự “lụi” trên, ông Dũng nói: “Ông Thạch được giao khoán đất rừng, ông và vợ ông”.

“Cái này TP đã có chủ trương và quận cũng đang rà soát vùng đất nào được chuyển đổi, vùng đất nào không được, tuy nhiên Chi cục Kiểm lâm chưa bàn giao thực địa nên quận đang chờ. Chuyển đổi là sẽ chuyển đổi chung cho tất cả hộ dân chứ không chỉ riêng ông Thạch. Nguyên tắc là những khu vực rừng sản xuất thì chúng tôi sẵn sàng giao cho người dân sản xuất, trồng rừng. Còn đối với rừng đặc dụng Nam Hải Vân thì chỉ có giao khoán chứ không ai cấp phép xây dựng trên rừng đặc dụng cả. Đối với khu vực đất của nhà tướng Thạch và phan mem zalo chat (http://www.haivkl.mobi/2014/12/tai-zalo.html) các hộ dân quận không đề nghị chuyển sang đất nhà ở.

Ông Huỳnh Nghĩa (Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kiêm Phó Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng) cho biết: “Sau khi có thông tin về sự việc thì HĐND mới giám sát. Bây giờ HĐND đang họp chưa có điều kiện giám sát. Nhưng việc này thì phải giám sát chứ. Cái này cần hỏi ủy ban, chính quyền nơi để cho người ta làm nhà đó!”.

Ông Thạch hay ông nào cũng chấp hành pháp luật

ĐB HĐND TP Đà Nẵng Trần Văn Lĩnh cho rằng: “Ông Thạch hay ông nào đi nữa thì cũng phải chấp hành luật pháp. TP có diện mạo đẹp như thế này vì nhân dân tuân thủ pháp luật. Bất cứ một sự phá vỡ quy hoạch của cơ quan hay cá nhân nào cũng tạo ra tiền đề xấu. Anh Thạch là đảng viên, lại là một thiếu tướng công an nên ngoài trách nhiệm là công dân phải có sự gương mẫu của đảng viên. Ảnh phải xin phép và chỉ được xây dựng sau khi có phép. Còn các cơ quan chức năng thì phải xử, thực hiện đúng pháp luật không có loại trừ, cả nể ai hết. Bởi vì nếu cả nể một người thì sẽ là không công bằng”.

Còn Đại tá Trần Văn Thanh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh quận Liên Chiểu, thì cho biết trước đây tại buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng, người dân hỏi vì sao quán ông Nguyễn Như Tiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Hòa Hiệp Bắc, xây tạm thì bị đập mà biệt thự của ông Thạch to như vậy nằm sát bên thì không thấy chính quyền nói gì.

Ông Thanh bức xúc: “Nói như ông bà ta con hổ bắt cả con trâu thì không ai dám nói chi, còn con mèo ăn miếng thịt thì bị đập chết. Nếu nghiêm túc thì anh Thạch phải tháo dỡ nhà vì chưa có giấy phép. Ở đây có sự cả nể với nhau nên khi bị lập biên bản, ông Thạch không dừng lại mà tiếp tục làm!”.


Biệt thự “lụi” bị xử lý ra sao?

Phạt tiền: Theo khoản 7 Điều 13 Nghị định 121/2013 về xử phạt vi phạm trong hoạt động xây dựng, hành vi xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng (như xây biệt thự trên đất trồng rừng) bị phạt tiền 40-50 triệu đồng.

Buộc tháo dỡ: Về công trình xây dựng không phép trên đất không được phép xây dựng, khoản 10 Điều 13 Nghị định 121 thì áp dụng Nghị định 180/2007. Cụ thể: Công trình xây dựng không phép trên đất không đủ điều kiện cấp phép thì bị yêu cầu ngừng thi công và chủ đầu tư tự tháo dỡ. Nếu chủ đầu tư vẫn tiếp tục thực hiện thì bị đình chỉ thi công, buộc tháo dỡ công trình vi phạm. Chủ đầu tư không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế phá dỡ biên bản đình chỉ thi công, yêu cầu chủ đầu tư tự tháo dỡ. Chủ đầu tư không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế tháo dỡ, chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn bộ về chi phí lập phương án tháo dỡ và chi phí cưỡng chế tháo dỡ (Điều 12 Nghị định 180).

Hoàn tất rồi cũng phải tháo dỡ: Đối với những công trình vi phạm xây dựng đã hoàn tất thì xử lý ra sao? Theo Nghị định 121 và Thông tư 02, công trình vi phạm xây dựng đã hoàn tất chỉ được “tha” không bị tháo dỡ trong trường hợp: Không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng công trình lân cận, không tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp và trong quy hoạch đất này được phép xây dựng. Lúc này chủ đầu tư phải nộp 40% giá trị xây dựng phần xây dựng không phép mà nghị định gọi là “số lợi bất hợp pháp”. Còn không thỏa đủ các điều kiện trên thì phải bị tháo dỡ.