Trở lại   Chợ thông tin Thủ công mỹ nghệ Việt Nam Quảng cáo - Mua bán Quảng cáo website

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  post #1  
Cũ 11-08-2015, 04:23 PM
dulich365 dulich365 đang online
Member
 
Thông tin:
Tham gia ngày: Jul 2015
Bài gửi: 42
Mặc định Đặc sản Hải Dương

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đặc sản Hải Dương
Mỗi món ăn không những chứng tỏ tài khéo léo, đảm đang của người nội trợ, nét đặc sắc của mỗi địa phương, hơn thế nữa, nghệ thuật ẩm thực còn là điểm nhấn thể hiện bản sắc văn hoá, trình độ văn minh của mỗi dân tộc. Là nước nông nghiệp miền nhiệt đới, "thiên đường" của hàng ngàn nông sản độc đáo, từ xa xưa, người Việt đã biết chế biến nhiều món ăn đặc trưng. Truyền thuyết còn ghi nguồn gốc món bánh chưng, bánh dầy tượng trưng cho quan niệm về "trời tròn, đất vuông" được tạo nên bởi những nông sản từ thuở Hoàng tử Lang Liêu dâng lên vua Hùng.
Nhắc đến Hải Dương ta không thể không nhắc tới ”bánh đậu xanh”- món đặc sản truyền thống mà vị ngọt của nó đã thấm sâu trong từng hơi thở, từng ngõ ngách tâm hồn của con người tỉnh Đông…
Bánh Đậu xanh Hải Dương ra đời từ đầu thế kỉ 20.Tục truyền rằng, bánh ngày ấy chỉ có người giàu mới được thưởng thức. Một lần, vua Bảo Đại kinh lý qua Trấn Hải Dương, nhân dân nơi đây đã dâng lên ngài loại bánh bình dị này. Vua ăn thấy rất ngon và khen ngợi hết lời. Bánh có hương vị nhẹ nhàng, ngọt, mịn, tour du lịch xuyên việt giá rẻ đặc biệt tạo một cảm giác tuyệt vời khi nhấp cùng chén trà ngan ngát đắng. Sau khi về cung, vua đã ban sắc ngợi khen chiếc bánh nhỏ tỉnh Đông. Trên sắc có in hình “Rồng Vàng” - biểu tượng quyền uy của thiên tử. Và cái tên “Bánh Đậu xanh Rồng vàng” cũng xuất hiện từ đó – cái tên đặc biệt của bánh đậu Hải Dương.
Nguyên liệu chế biến loại bánh này không khai thác từ đâu xa mà lấy ngay từ hoa mầu của đồng nội, hương vị của vườn quê. Thành phần bánh cũng đơn giản : Đậu xanh, đường kết tinh, mỡ và tinh dầu hoa bưởi. Những nguyên liệu này đều phải chọn lọc kĩ càng và chế biến tinh khiết qua từng đôi tay điêu luyện khéo léo, đượm từng tấm lòng son sắt yêu nghề. Chúng được pha trộn theo một tỉ lệ hợp lý - cái tỉ lệ đã làm nên nét riêng không thể lẫn được của khẩu bánh tỉnh Đông. Bên cạnh đó, giấy gói, màu sắc của nhãn cũng phải được nghiên cứu, làm sao để bánh giữ được lâu, để tôn lên vẻ đẹp “bình” mà “sang” của “sản vật” này
Có thể nói, khẩu bánh nhỏ tỉnh Đông không chỉ ngon mà còn rất bổ. Bánh có tác dụng giảm béo đối với người trung niên, giảm Cholesterol và mỡ trong máu, cũng như đề phòng các bệnh xơ cứng động mạch ở người cao tuổi. Đông y cho rằng: Đậu xanh tính bình, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… rất tốt cho cơ thể con người, đặc biệt là người mới ốm dậy. Cái chất “tốt lành” ấy, cùng với sự thanh tịnh của “vị ngọt thôn quê" đã khiến bánh đậu xanh không chỉ là món quà ấm áp cho người thân, bạn bè mà còn là tấm lòng thảo thơm thờ cúng tổ tiên vào những ngày lễ tết. Rất nhiều người Việt nói chung và người Hải Dương sống ở nước ngoài, mỗi lần về thăm quê cha đất tổ đều không quên mang theo mấy hộp bánh đậu xanh làm quà khi quay trở lại xứ người. Chút hương vị nhẹ nhàng của chiếc bánh giản dị đã làm ấm lòng người xa xứ. Bánh có thể ăn mọi lúc, nhưng sẽ thật thú vị và thật ngon khi thưởng thức cùng chén trà nóng, ngan ngát. Nhấp một ngụm trà, tour du lịch xuyên việt điểm từng khẩu bánh, vừa đặt vào đầu lưỡi bánh đã tan biến để lại dư vị ngòn ngọt, bùi bùi, ngậy béo hòa trong hương thơm nhẹ nhàng, mát dịu cùng vị chát của trà, nhắm mắt và cảm nhận mới thấy cuộc sống này bình dị biết bao.
Ấm áp làm sao hình ảnh các cụ già ngồi quay quần trò chuyện, vừa ngâm thơ vừa đạo trà, ăn bánh, ríu rít xung quanh là đàn cháu thơ đang vui sướng vì được chia phần. Thân thương làm sao những con người đi xa trở về đoàn tụ, tay cầm bánh đậu xanh, nhẹ nhàng tân hưởng từng chút một như đang uống cái hồn của mảnh đất quê cha. Bánh là tình quê, là hồn quê, là tấm lòng quê bao la như lòng mẹ… Gói bánh ấy nhỏ mà sao nặng nghĩa tình, kéo gần tâm hồn bao mảnh đời, bao thế hệ…
Bánh đậu xanh thành phố Hải Dương
Bánh đậu xanh đặc sản của Hải Dương được làm nên từ những sản vật hết sức gần gũi: đậu xanh, đường tinh, mỡ lợn, tinh dầu hoa bưởi. Những nghệ nhân cao tuổi của làng nghề bánh đậu truyền thống tại thành phố Hải Dương giải thích rằng, cái quý và độc đáo của bánh nằm ở những công đoạn rất tỷ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người thợ làm nghề. Ðậu xanh phải là loại xanh vỏ, vàng lòng, được chọn lọc công phu, đem rang khô, xay vỡ, sảy sạch vỏ, cho vào chảo rang nhỏ lửa để nhân đỗ chín vàng. Ðỗ rang xong xay nhỏ mịn, người làm bánh lại dùng rây mau loại hết những mảnh vụn cho bột mịn, mượt. Mỡ khổ còn tươi, lột da, rán nhỏ lửa cho mỡ trong và thơm. Mỡ rán khéo là loại mỡ vừa độ lửa, nếu mỡ rán quá già, bánh sẽ có mùi khét; nếu mỡ quá non bánh sẽ mất mùi thơm và vị ngậy. Ðường kết tinh hoà nước, lọc sạch bằng lòng trắng trứng. Hoa bưởi cho thêm mùi già, rễ tòng bài chưng lấy tinh dầu. Bốn nguyên liệu trên được trộn đều theo tỷ lệ hợp lý, đóng thành khẩu, gói trong giấy bóng kính, rồi mới đóng thành hộp.
Trước năm 1945, thị xã Hải Dương có nhiều cửa hiệu chuyên làm và bán bánh đậu như Hoa Mai, Mai Phương,... nhưng nổi tiếng nhất là Bảo Hiên và Cự Hương. Bánh đậu Bảo Hiên do bà Nguyễn Thị Nhung làm chủ hiệu. Những người thuộc lớp cao tuổi ở Hải Dương hôm nay vẫn nhớ: Bảo Hiên là nhà hàng khởi lập nghề làm bánh đậu xanh tại thành phố Hải Dương. Mỗi lần nhà hàng Bảo Hiên nhập nguyên liệu làm bánh, thị xã sầm uất hơn hẳn ngày thường. Những toa tầu chở đường loại tốt nối nhau từ Tuy Hoà ra tận Hải Dương. Từng thuyền lớn chở đậu xanh từ Lục Nam xuống, hàng tạ mỡ khổ từ lò mổ tấp nập chuyển về kho của hiệu bánh đậu Bảo Hiên. Cửa hiệu hoạt động suốt ngày đêm. Mọi việc từ khâu kiểm tra kỹ thuật, giao dịch, quản lý, kế toán, điều hành công nhân,... cũng chỉ có một phụ nữ với một quyển sổ, một bàn tính cùng đàn con líu ríu quanh mình lo toan, nhưng công việc "vẫn cứ chạy băng băng". Người phụ nữ thạo nghề, yêu nghề và năng động ấy đã đưa bánh đậu xanh Hải Dương trở thành đặc sản nổi tiếng của tỉnh Ðông. Cũng nhờ bà "một tay chèo lái" mà Bảo Hiên trở thành hiệu làm và bánh đậu xanh có quy mô bề thế nhất thành Ðông những năm của thập niên 60, 70 (thế kỷ XX). Cùng thời đó, Cự Hương cũng là nhà hàng làm và bán bánh đậu xanh có tiếng. Sản lượng bánh của hiệu Cự Hương không lớn, nhưng bánh đậu xanh Cự Hương nổi tiếng bởi chất lượng của sản phẩm.
Năm 1986, du lịch xuyên việt giá rẻ ông Ðoàn Văn Ðạt sáng lập hiệu bánh đậu Nguyên Hương. Ông lấy hình ảnh chim Phượng Hoàng làm biểu tượng cho thương hiệu bánh đậu Nguyên Hương, lập nên một "dòng bánh đậu" mới bên cạnh "dòng" rồng vàng do cửa hiệu Bảo Hiên sáng lập. Với tên hiệu Nguyên Hương và biểu tượng chim phượng hoàng trên bao bì sản phẩm, ông Ðạt muốn biểu đạt tâm nguyện giữ được chất lượng "nguyên thuỷ" của bánh đậu xanh Hải Dương, để tiếng thơm về loại đặc sản độc đáo của xứ Ðông sẽ bay xa đến mọi miền đất nước. Tại Hội chợ thủ công mỹ nghệ toàn quốc năm 1987, Nguyên Hương được nhận Huy chương bạc về chất lượng sản phẩm. Ngay sau đó, năm 1998, cũng tại hội chợ này, Nguyên Hương đạt huy chương vàng. Sự kiện này đã tạo nên động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của bánh đậu xanh Hải Dương.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời



Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:42 PM

Web được xây dựng bởi @ SangNhuong.com © 2008 - 2025 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.