Những sai lầm thường gặp
Bôi phấn rôm: Bố mẹ thường nghĩ rằng bôi phấn rôm là để phòng ngừa rôm sảy cũng như
bé bị hăm tã. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, phấn rôm có hiệu quả không cao trong phòng ngừa hăm tã vì không tạo được lớp màng bảo vệ, đồng thời còn có thể mang đến một số bất lợi. Khi gặp mồ hôi và nước tiểu, phấn rôm thường vón cục, gây bít lỗ chân lông, khiến da bé bí bách. Bên cạnh đó chất tạo hương trong phấn rôm có thể gây dị ứng cho bé hoặc những hạt phấn rôm nhỏ có thể gây nguy hiểm cho phổi bé khi hít phải.
Chữa hăm tã từ các liệu pháp dân gian: Tắm cho bé bằng nước từ các loại lá: khổ qua, nha đam, trà xanh,… cũng là một cách làm sạch da tích cực, tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học đủ mạnh để khẳng định các bài thuốc dân gian này có khả năng chữa trị hăm tã. Các liệu pháp trị hăm tã bằng lá vốn dĩ lành tính và thân thiện nhưng không phải ai cũng tự trồng được để dùng cho bé. Hiện nay tình trạng sản xuất công nghiệp ồ ạt khiến cho các loại thảo dược thiên nhiên bán trên thị trường không còn an toàn. Tình trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích có trong các loại lá, thảo dược rất phổ biến gây ảnh hưởng cho sức khỏe của bé yêu.
Sử dụng những sản phẩm chống hăm có chứa chất tạo mùi, chất tạo màu, chất bảo quản: Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, da bé vốn rất mỏng manh và nhạy cảm, vì vậy chất tạo màu, tạo mùi có thể là nguy cơ gây kích ứng đối với làn da của bé.
Thấy hăm rồi mới chữa trị: Quá trình hăm tã diễn ra qua 5 cấp độ (Atherton, 2004). Thông thường khi phát hiện ra bệnh, thì bé đã ở cấp độ 3, da bé đã bị đau rát và rất khó chịu. Chính vì vậy mẹ cần chủ động phòng chống hăm tã ngay cả khi chưa phát hiện
be bi ham ta để giữ cho con một làn da luôn khỏe mạnh, mịn màng.