Trở lại   Chợ thông tin Thủ công mỹ nghệ Việt Nam Quảng cáo - Mua bán Quảng cáo website

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  post #1  
Cũ 18-08-2015, 08:44 PM
realsteal_13579 realsteal_13579 đang online
Member
 
Thông tin:
Tham gia ngày: Oct 2013
Bài gửi: 39
Mặc định Mẹ 'tăm' cách hay trị hăm tã cho bé

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hăm da thường gặp ở trẻ nhỏ. Đó là hiện tượng da bé có màu hồng nhạt, tạo vảy mỏng, đôi khi có mụn nước bóng, nổi mẩn đỏ hoặc tấy lên do nhiễm trùng. Hăm da làm cho bé rất khó chịu nên thường ngủ không yên giấc, hay quấy và khóc toáng lên mỗi khi tã ướt chưa kịp thay hoặc khi lau rửa chạm vào vùng da bị hăm.

Đâu là nguyên nhân?

Da bé hăm thường là do phải tiếp xúc với tã lót ẩm ướt (vì nước tiểu và phân ứ lại). Khi xưa, các mẹ thường quấn tã vải và “độn” thêm miếng vải xô cho bé nên sau khi bé tè, ị mà mẹ chưa kịp thay thì sự ướt át đó cộng thêm sự phát tác của vi khuẩn khiến bé rất dễ bị hăm. Hoặc mẹ cũng thay kịp thời nhưng bận nên không rửa sạch sẽ cho bé thì cũng tạo cơ hội cho hăm xuất hiện.




Da bé hăm thường là do phải tiếp xúc với tã lót ẩm ướt. (Ảnh minh họa).

Ngày nay, các mẹ có điều kiện nuôi con hiện đại hơn nhưng không vì thế mà các bé thoát khỏi nỗi khổ hăm da. Điển hình là những bé có mẹ “bồ kết” với việc đóng bỉm cho con tứ mùa. Bỉm hơn hẳn tã lót bằng vải thông thường ở chỗ có thể hạn chế phân và nước tiểu dính nhoe nhoét vào vùng kín của bé nhưng vẫn làm cho việc thoát hơi nước ở đó bị ngưng trệ. Mùa lạnh thì còn đỡ, mùa nóng mà đeo một chiếc bỉm suốt mấy tiếng đồng hồ thì bí bách vô cùng. Đã thế, mẹ còn phó mặc cho bỉm, cứ vô tư buôn chuyện hoặc làm nhiều việc khác mà quên thay rửa cho con để đến khi nhớ ra thì em bé đã phải mang một chiếc bỉm nặng trịch mất rồi!

Một nguyên nhân hay gặp nữa là do lạm dụng phấn rôm. Nhiều mẹ rất thích thoa một lượt phấn rôm cho bé sau khi bé tắm xong. Cảm giác bé thơm tho, mát mẻ khiến mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm. Thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.

Ngoài ra, hăm da ở bé còn do một số nguyên nhân khác như da bé bị kích ứng với chất liệu của tã lót, do tã lót của bé không được sạch sẽ, bé bị quấn tã quá chặt, bé chuyển sang ăn thức ăn mới, bé bị tiêu chảy kéo dài…

Cách xử lý

Hăm da tuy nghiêm trọng nhưng nếu được phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn. Quan trọng nhất vẫn là chú trọng vệ sinh cho bé.

- Khi bé đã bị hăm da thì nên hạn chế đóng bỉm đến mức tối đa.

- Tã lót của bé nên bằng vải sợi cotton và được giặt sạch sẽ bằng xà phòng nhẹ (xà phòng thơm, dầu gội đầu, sữa tắm), phơi hoặc sấy khô rồi mới sử dụng.

- Kích cỡ của tã lót và bỉm cần phải phù hợp với cơ thể của bé và không quấn quá chặt.

- Phòng ngủ, giường nằm của bé phải sạch sẽ, thoáng mát.

- Mẹ bé cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.

- Phải rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm.

- Cố gắng để bé được “nuy” mỗi ngày vài lần giúp cho da được khô thoáng.

- Huấn luyện cho bé biết tè, ị khi mẹ “xi xi”, lúc đó bé có thể mặc quần như “người nhớn” và không sợ bị hăm.
Trả lời với trích dẫn


  post #2  
Cũ 18-08-2015, 10:38 PM
kieudienk kieudienk đang online
Junior Member
 
Thông tin:
Tham gia ngày: Feb 2015
Bài gửi: 23
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đến Bộ Tài chính kiến nghị bỏ thu phí xe máy
Bộ Tài chính thừa nhận việc thu phí đường bộ với xe máy gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không cao và kiến nghị Chính phủ tạm dừng thu phí đối với xe máy từ ngày 1-1-2016 và sửa nghị định để bỏ thu phí xe máy.



Trong văn bản vừa gửi Văn phòng Chính phủ đồng thời gửi Bộ GTVT, Bộ Tài chính thừa nhận việc thu phí đường bộ với xe máy gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không cao và kiến nghị Chính phủ tạm dừng thu phí đối với xe máy từ ngày 1-1-2016 và sửa nghị định để bỏ thu phí xe máy như kiến nghị của hội đồng quản lý Quỹ Bảo trì đường bộ trung ương trước đó.

Cụ thể, Bộ Tài chính nhận định: thực tế việc triển khai thu phí đối với môtô (gồm môtô và xe máy) gặp nhiều khó khăn do: môtô là tài sản di động, không bắt buộc phải đăng kiểm lưu hành, người sử dụng xe không bắt buộc là chủ sở hữu nên rất khó kiểm soát và thu phí, đặc biệt trường hợp chủ xe (sinh viên, lao động tự do...) đăng ký ở địa phương này nhưng mang xe vận tải Hà Nội khác sử dụng. Mặt khác, chế tài xử phạt còn hạn chế nên chủ xe không chấp hành nộp phí dẫn đến số phí thu được thấp, không công bằng về trách nhiệm của chủ phương tiện trong việc nộp phí, hiệu quả thu phí không cao.

Vì vậy, Bộ Tài chính thống nhất với Bộ GTVT đề nghị Chính phủ cho phép tạm dừng thu phí đối với môtô kể từ ngày 1-1 -2016 và giao Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nghị định 18/2012/NĐ-CP và nghị định số 56/2014/NĐ- CP về Quỹ Bảo trì đường bộ theo hướng không thu phí sử dụng đường bộ đối với môtô.

Trước đó vào tháng 7-2015, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng - chủ tịch hội đồng quản lý Quỹ Bảo trì đường bộ trung ương - đã có văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị Chính phủ cho phép tạm thời dừng thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với môtô từ ngày 1-1-2016. Đồng thời kiến nghị Thủ tướng giao Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan khác có liên quan nghiên cứu, điều chỉnh sửa đổi nghị định số 18/2012/NĐ-CP của Chính phủ theo hướng bỏ thu phí sử dụng đường bộ đối với môtô.

Trích từ Tuoitre.vn
Trả lời với trích dẫn


Trả lời



Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:35 PM

Web được xây dựng bởi @ SangNhuong.com © 2008 - 2025 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.