Trở lại   Chợ thông tin Thủ công mỹ nghệ Việt Nam Quảng cáo - Mua bán Quảng cáo - rao vặt - mua bán khác

 
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  post #1  
Cũ 22-04-2015, 04:04 PM
honhacu honhacu đang online
Junior Member
 
Thông tin:
Tham gia ngày: Apr 2015
Bài gửi: 5
Mặc định Quần thể di tích Cố đô Huế

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Quần thể di tích Cố đô Huế hay tour huế phong nha là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, Việt Nam, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993.
Hiện tại, cố đô Huế đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20

Quần thể di tích Cố đô Huế có thể phân chia thành các cụm công trình gồm các cụm công trình ngoài Kinh thành Huế và trong Kinh thành Huế.
du lịch huế phong nha
Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng.
Các di tích trong kinh thành gồm:
Kỳ Đài
Từ Kỳ Đài có thể nhìn bao quát toàn bộ thành phố Huế (Ảnh: Võ Chí Thạnh
Còn gọi là Cột cờ, nằm chính giữa mặt nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành Huế. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Trong lịch sử, kỳ đài thường là nơi đánh dấu các sự kiện quan trọng và sự thay đổi thể chế chính quyền ở Huế.
Trường Quốc Tử Giám
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVI, Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Hà Nội là trung tâm của cả nước về giáo dục. Sang thế kỷ XVIII, do sự phân chia đôi miền Đàng Trong và Đàng Ngoài nên việc giáo dục theo đó cũng tách biệt. Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635) tổ chức bộ máy chính quyền riêng ở đất Thuận - Quảng và cho mở trường Văn miếu dạy học ngay tại phủ chính, để dạy các công tử cùng con em quan lại. Giáo sĩ Chritofo Borri có mặt ở Đàng Trong trong thời gian từ năm 1614 - 1626 đã ghi nhận đôi điều về vấn đề này như sau: “đã thấy nhiều trường học bậc đại học với nhiều giáo sư cùng các cuộc thi hạch các cấp y như ở Trung Quốc”
Trường Quốc Tử Giám ngày xưa ở kinh thành Huế. Ảnh: Trích từ Tâp san Bulletin des Amis du Vieux Hue' số 4 Oct - Dec 1917
Địa điểm đầu tiên của Văn Miếu thời này được xây dựng tại xã Triều Sơn (nay thuộc huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế). Năm 1770, đời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1765 - 1774), nhận thấy địa thế Triều Sơn ẩm thấp nên sai dời Văn Miếu đến Long Hồ (nay thuộc phường Kim Long, thành phố Huế) với tên gọi Nhà Học hay Học Cung (đền Khải Thánh ngày nay). Nhà Học tọa lạc trên một khu đất mà Lê Quý Đôn, người từng sống ở Thuận Hóa vào thời điểm đó đã miêu tả trong cuốn Phủ biên tạp lục như sau: “Ngày tế Đinh, tôi thân đến Học cung xem lễ, học trò đến học có vài trăm người, tôi cũng cùng họ giảng học luận văn, khuyến khích dạy bảo ân cần lắm”.
Khi vương triều Tây Sơn thành lập, vua Quang Trung đóng đô tại Phú Xuân, đặt nền tảng cho công cuộc thống nhất đất nước và thi hành một số chính sách về giáo dục trong đó có việc cho sửa sang lại Học cung ở Long Hồ. Học cung ở Long Hồ đổi tên thành Quốc Tử Giám và được chuẩn hóa về mặt tổ chức như đặt chức quan Tế tửu, Tư nghiệp. Từ đó Văn Miếu - Quốc Tử Giám Huế đóng vai trò trung tâm giáo dục của cả nước, thay hẳn Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên, triều đại Tây Sơn (1778 - 1801) chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi nên những dự định của vua Quang Trung về một nền giáo dục nước nhà cũng như vai trò của Văn Miếu - Quốc Tử Giám Huế dưới triều Tây Sơn chưa thực sự phát huy tác dụng trong thực tế.
Sau khi thiết lập vương triều Nguyễn và chọn tour du lich hue gia re làm kinh đô, vua Gia Long vẫn duy trì Văn Miếu ở Long Hồ. Đến tháng 2 năm Mậu thìn (1808), nhà vua cho rằng qui mô ấy nhỏ hẹp, không phù hợp mỹ quan nên sai bầy tôi chọn khu đất rộng hơn ở xã An Ninh Thượng (phía tây Kinh Thành Huế) và dời Văn Miếu về dựng tại đấy rồi cho dựng nhà Quốc học, nhằm tôn vinh địa vị của đạo Khổng. Các tham tri bộ Công là Nguyễn Khắc Thiệu, Nguyễn Đức Huyên và Vệ úy Long Võ được giao nhiệm vụ theo dõi thi công. Cơ sở Văn Miếu lúc này gồm một tòa nhà lớn gọi là Chính đường, hai dãy nhà bên cạnh dành cho quan Đốc học, phó Đốc học, cùng các công trình dùng vào việc sinh hoạt và giảng dạy. Các tranh và tượng thờ bằng bài vị cũng được thay thế trong thời gian này. Sau khi hoàn thành việc xây dựng nhà Quốc học, vua Gia Long sai Tham tri bộ Lễ soạn bài văn khắc vào bia đá, dựng tại Văn miếu để nhắc lại lịch sử và sự thay đổi trong cách thờ phụng tại đây.
Sang triều Minh Mạng (1820 - 1841), do nhu cầu đào tạo ngày càng mở rộng nên nhà Quốc học được đổi thành Quốc Tử Giám với qui mô lớn hơn, trong đó có việc xây dựng thêm nhà Di Luân Đường, Giảng đường cùng các phòng ở của sinh viên, quan Tế tửu và Tư nghiệp. Dưới triều Tự Đức (1848 - 1883), cấu trúc Văn Miếu được chỉnh trang và mở rộng hoàn chỉnh nhất.
Quốc Tử Giám Huế, một góc ký ức. Ảnh: wikimapia.org
Đầu thế kỷ XX, trong trận bão năm 1904, hệ thống cấu trúc của Quốc Tử Giám bị hư hỏng nặng. Nhân việc xây dựng và tu bổ lại Quốc Tử Giám Huế, đồng thời để tạo điều kiện cho việc dạy và học thuận lợi hơn nên năm 1909, vua Duy Tân đã cho dời Quốc Tử Giám về trong Kinh Thành, dựng trên một khu đất rộng 40.000m2, về phía trái Hoàng Thành.
Năm 1803, vua Gia Long cho đặt chức Chánh đốc học chính đường (1 viên), Phó đốc học (2 viên) phụ trách công việc giảng dạy. Năm 1804, vua Gia Long cho định lại quan chế và xếp chức quan Đốc học ở Quốc Tử Giám thành hàm chánh tứ phẩm, hưởng lương 6 quan tiền và 6 phương gạo; chức Phó đốc học thành tòng tứ phẩm, hưởng lương 5 quan tiền và 5 phương gạo.
Nhưng đến năm 1805 thì chức Phó đốc học rút bớt 1 người chỉ còn lại 1 Chánh, Phó Đốc học. Chức danh Chánh, Phó đốc học chỉ tồn tại đến hết đời vua Gia Long. Sang đời Minh Mạng, vào năm 1821, Quốc Tử Giám được xây dựng khang trang hơn và nhà vua ra lệnh đặt thêm 01 viên Tế tửu, 2 viên Tư nghiệp.
Xét về mặt quy mô và nội dung đào tạo thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám Huế chưa phải là một trường đại học; bởi học sinh phân cấp nhiều thành phần với trình độ kiến thức khá chênh lệch(6). Tuy nhiên, với vai trò trường kinh sư, tồn tại đến cuối triều Nguyễn, mặc dù bị chi phối do những biến động về mặt xã hội... nhưng Văn Miếu - Quốc Tử Giám Huế là một tổ chức giáo dục tương đối kỷ cương, là nơi đã đào tạo cho đất nước nhiều hiền tài (293 tiến sĩ) với những tên tuổi như: Phan Thanh Giản, Phan Đình Phùng, Phan Thúc Trực, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thượng Hiền...
Điện Long An
Điện Long An là cung điện đẹp nhất trong kinh thành Huế đã tồn tại gần 150 năm nay. Tên tuổi của điện Long An được gắn liền với Bảo Định Cung, hành cung của vua Thiệu Trị được xây dựng năm 1845.
Điện Long An là cung điện đẹp nhất trong kinh thành Huế đã tồn tại gần 150 năm nay. Tên tuổi của điện Long An được gắn liền với Bảo Định Cung, hành cung của vua Thiệu Trị được xây dựng năm 1845.
Trang trí khảm – thi họa – hoa văn ở ô hộc ở điện Long An.Ảnh: Báo ảnh VN
Trấn phong làm bằng bạcĐiện được xây dựng vào năm 1845, thời vua Thiệu Trị với tên gọi là Điện Long An trong cung Bảo Định, phường Tây Lộc (Huế) làm nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền (cày ruộng) mỗi đầu xuân. Đây cũng là nơi vua Thiệu Trị thường hay lui tới, nghỉ ngơi, đọc sách, làm thơ, ngâm vịnh
Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế
Hình ảnh các cổ vật trong Bảo tàng Khải Định nay là Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế. Ảnh: Sưu tầm của Trần Thành Nhân
Tại số 3, Lê Trực, Huế. Tòa nhà chính của viện bảo tàng chính là điện Long An xây năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Hiện bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn. Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế giúp người tham quan một cái nhìn tổng thể về cuộc sống cung đình Huế.
__________________
Hanoi Tourism cung cấp du lịch đà lạt giá rẻ, du lịch đà lạt 3 ngày 2 đêmdu lịch đàlạt 4 ngày 4 đêm chất lượng tốt.
Trả lời với trích dẫn


 



Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:30 AM

Web được xây dựng bởi @ SangNhuong.com © 2008 - 2025 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.