Vài ngày nay bé con đi phân không giống như mọi khi, đây có phải dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa
Có phải con tôi đang bị táo bón
Theo như chúng ta biết,
tre bi tao bon có nghĩa là đi tiêu không thường xuyên, hoặc không đi tiêu, tuy nhiên nếu bé đi phân cứng, khô như viên đá cuội nhỏ hoặc khó đi tiêu, thì cũng có thể là dấu hiệu bé gặp vấn đề về táo bón.
Cho đến khi 18 tháng tuổi, trẻ được xem là bị táo bón nếu bé không “sản xuất” ít nhất một lần thải phân mỗi ngày ( đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ) hoặc ba lần mỗi tuần (với trẻ sơ sinh bú sữa công thức).
Trong phần lớn các trường hợp, những bất thường này là do "chức năng tiêu hoá", tức là không phải do bệnh tật. Nhìn chung tình trạng táo bón thường không quá nghiêm trọng và xảy ra khá phổ biến ở trẻ em 0-36 tháng tuổi. Táo bón có thể được chữa khỏi chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
• Nếu bạn đang cho con bú, có thể do bạn thay đổi chế độ ăn uống của bạn với các thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì trắng, ngũ cốc và bánh mì nguyên cám, đây là những thực phẩm rất giàu chất xơ và khuyến khích ruột hoạt động mạnh.
• Nếu bé đã bị tiêu chảy bé rất có thể bị táo bón sau đó.
• Bạn có thể đã trở lại làm việc và gửi bé cho người trông trẻ hoặc nhà trẻ. Điều này có thể khiến thời gian bữa sáng của bé gấp gáp hơn. Từ thay đổi này trong thói quen dinh dưỡng của bé, bé có thể ít ăn và cáu kỉnh hơn. Cơ chế đi tiêu của bé có thể bị ảnh hưởng bởi điều này.
• Bạn có thể đã bắt đầu cho bé làm quen với thức ăn đặc hơn hoặc cứng hơn, trường hợp này hoàn toàn có thể dẫn đến táo bón! Tình trạng này không xảy ra trong mọi trường hợp trẻ mới tập ăn dặm, nhưng cũng khá phổ biến.
Khi bé tập làm quen với thức ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé phải làm việc chăm chỉ hơn, nhiều bé sẽ mất một thời gian để" bộ máy tiêu hoá " này thích nghi được và hoạt động suôn sẻ!
• Có lẽ bé đang ngày càng lớn lên và bạn muốn (hoặc những người xung quanh bạn đang khuyến khích bạn) bắt đầu dạy bé tập đi bô. Bé có thể chưa sẵn sàng và giai đoạn quan trọng này có thể dẫn đến tắc nghẽn. Nếu đây là nguyên nhân, bạn hãy chờ một vài tuần hoặc vài tháng trước khi bắt tay vào giai đoạn mới này .
Lưu ý rằng bạn chỉ thực sự cần phải rèn luyện cho con tự đi bô khi bé chuẩn bị đi học mẫu giáo!
Giải pháp chữa táo bón cho trẻ
• Khi đang cho con bú: hãy đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mẹ cân bằng và đa dạng với nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, đó là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Mẹ cũng cần uống nhiều nước, ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày .
• Khi bé đang bú mẹ chuyển sang sữa công thức: kèm với mỗi bình sữa bột, hãy bù thêm một chai nước khoáng thường xuyên cho bé uống nước mỗi ngày tới 36 tháng tuổi và hơn thế nữa nếu cần thiết.
•Khi bé cai sữa: bé dần làm quen với các loại ngũ cốc và thực phẩm nghiền nhuyễn, chế độ ăn uống của bé có thể thiếu chất lỏng. Nên cho bé uống nước giữa các bữa ăn. Táo bón cũng có thể được hạn chế bằng cách tránh ăn gạo, chuối và cà rốt trong một vài ngày. Mặt khác trái cây và rau quả có thể được cung cấp càng nhiều càng tốt. Điều này cũng mang lại lợi ích cho việc khám phá hương vị mới của bé.
Chúng tôi khuyên bạn nên tìm sự tư vấn của chuyên gia y tế trước khi thực hiện bất kỳ hình thức tự điều trị nào.Và cần đến gặp bác sĩ ngay nếu con bạn gặp phải các trường hợp sau:
• Nếu bé đi tiêu ít hơn hai lần / tuần .
• Nếu con bạn giảm cân.
• Nếu bé bị đau khi đi tiêu .
Bạn không cần phải lo lắng quá mức; phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả sẽ sớm giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động đều đặn như đồng hồ báo thức trở lại.
Trước khi áp dụng bất kỳ hình thức thuốc men nào, chế độ ăn uống là chìa khóa chính để tránh táo bón. Lưu ý rằng một số trẻ em (và cả người lớn ) tự nhiên dễ bị táo bón hơn những người khác, nhưng điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Nguồn :
https://www.nestlebaby.vn/