Khi trẻ bị hăm tã, thường xuất hiện những dấu hiệu sau: đỏ da ở vùng quấn tã và xung quanh bộ phận sinh dục.Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ. Nặng hơn có thể loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ. Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiêu, quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ dẫn đến sụt cân.
Thật ra, nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã là do da trẻ sơ sinh rất mỏng manh, cơ chế bảo vệ còn non yếu nên khó chống lại sự tấn công của các tác nhân gây hăm. Da bé thiếu đi lớp màng bảo vệ cần thiết trong khi phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng như enzyme trong phân hay nước tiểu. Bên cạnh đó là sự cọ xát với tã giấy trong môi trường ẩm ướt càng làm cho hăm tã nặng hơn.
Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh rất đơn giản, chỉ cần bố mẹ chú ý thay tã thường xuyên cho bé. Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và thoa thuốc mỡ cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy. Chỉ với động tác đơn giản là thoa thuốc chống hăm trước khi quấn tã, hăm tã sẽ hoàn toàn tránh xa làn da mềm mại của bé yêu. Đó là cach chua ham cho tre so sinh tốt nhất hiện nay.